Đây là bài tường thuật nông nghiệp đặc biệt của đài VOA.
Một vài hải tặc không cướp tàu mà lại đánh bắt cá bất hợp pháp. Vấn đề này được xem như khai thác nguồn lợi thủy sản không tường trình và không định hướng. Khai thác kiểu này gây hại cho khả năng sản xuất của nhiều loại thủy sản và đặc biệt ảnh hưởng nặng nề cho các quốc gia đang phát triển. Những hải tặc này dễ dàng vận chuyển cá đến các cảng quản lý không chặt chẽ. Sau đó chúng bán chuyến lợi phẩm cho nền công nghiệp chế biến thủy sản địa phương với giá rất thấp để cạnh tranh với những người bán khác. Số cá này có thể được đưa vào thị trường thế giới nhưng lấy đi quần thể thực phẩm cần thiết và tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.
Tháng trước, cuộc hội thảo quản lý của tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Hoa Kỳ đã thông qua một Hiến chương mới. Hiệp ước này khi có hiệu lực sẽ là Hiệp ước đầu tiên của luật quốc tế đối với vấn đề này.
Nó có tên rất dài là Hiệp ước về đo lường chất lượng cảng biển quốc gia để phòng chống, ngăn cản và loại trừ khai thác thủy sản không kế hoạch, không báo cáo và vi phạm pháp luật. Tổ chức Lương-Nông thế giới nói rằng thông qua việc ký Hiến chương này thì các chính phủ hứa sẽ tham gia đảm bảo những cảng của họ không chấp thuận những chiếc tàu đánh cá như thế.
Quốc gia sở tại có trách nhiệm chủ yếu về hành vi của những thuyền đánh cá đó. Hiến chương mới nhắm vào các quốc gia có thuyền đánh cá đi vào cảng của họ. Mục đích là nhờ các quốc gia xác định, báo cáo và từ chối sự cập bến của những thuyền đánh cá vi phạm.
Để được cập bến, những tàu ngoại quốc phải được chấp nhận từ những cảng có khả năng kiểm tra hoạt động của chúng. Trước khi những chiếc tàu này đến, chúng phải gởi thông tin hoạt động và số lượng cá đang chở. Nếu một chiếc tàu nào bị từ chối nhập cảng thì những cảng khác cũng được thông báo thông tin này. Quốc gia sở tại phải hành động ngay.
Hiệp ước có hiệu lực khi 25 quốc gia đã phê chuẩn nó vào luật sau khi ký. Mười một thành viên của tổ chức Lương-Nông thế giới đã ký Hiến chương ngay lập tức. Những nước đó là Angola, Braxin, Chilê, Liên hiệp châu Âu, Inđô và Ai-len. Những quốc gia khác là Na-uy, Somoa, Sierra Leone, Mỹ và Uraguay.
Những người tham gia với nhóm môi trường thuộc nhà thờ nói, các quốc gia nên dùng các tiêu chuẩn này trước khi Hiến chương có hiệu lực. Nhóm này chú ý rằng Hiến chương đánh bắt cá vừa qua đã mất gần mười năm mới có hiệu lực.
Nhưng giám đốc của chương trình luật thế giới ở đại học miền Nam Illinois thì hy vọng nhiều vào Hiến chương này. Cindy Buys nghĩ Hiến chương sẽ có thể có hiệu lực trong khoảng một năm. Nhưng cô ấy cho rằng sự thành công của Hiến chương phụ thuộc vào khả năng của các quốc gia áp dụng nó.
Đọc và nghe bài bằng tiếng Anh
Đọc và nghe bài bằng tiếng Anh
Bài viết có nhãn Tin Tức Khoa Học được dịch từ mục Science in The News của www.voanews.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã nhận xét cho bài viết!